Lịch sử Bóng_đá_tại_Thế_vận_hội_Mùa_hè

Thời kỳ đầu

Các nhà sử học vẫn chưa thể xác định chính xác môn bóng đá góp mặt từ kỳ Olympic nào. Một số người cho rằng ngay từ kỳ Olympic hiện đại đầu tiên, tổ chức năm 1896, bóng đá đã góp mặt khi Athens gặp 1 đội bóng thuộc Smyrna (Izmir), đế quốc Ottoman.[1] Nhưng đây chỉ là thông tin không chính thức, vì các nguồn tư liệu còn lại là quá ít để thừa nhận sự kiện này. Bóng đá được đưa vào chương trình đại hội năm 19001904 nhưng chỉ có các câu lạc bộ và các đội tuyển nhiều quốc tịch tham gia. Tuy nhiên các giải này không được FIFA công nhận mặc dù IOC coi các vào các năm 1900 và 1904 là các nội dung chính thức.

Thời kỳ thành công của người Anh

Tại thế vận hội ở Luân Đôn năm 1908, FA đưng ra tổ chức bộ môn bóng đá với sự tham dự của 6 đội. Số đội tăng lên 11 vào năm 1912, khi giải được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá Thụy Điển. Nhiều trận đấu trong thời kì này có tỉ số cách biệt hoặc có rất nhiều bàn thắng. Sophus Nielsen (năm 1908) và Gottfried Fuchs (năm 1912) đều đạt thành tích ghi được 10 bàn trong một trận đấu. Tất cả các cầu thủ tham dự đều là nghiệp dư để phù hợp với tinh thần Olympic. Ủy ban Olympic Quốc gia của Anh Quốc đề nghị FA gửi một đội tuyển quốc gia Anh nghiệp dư. Một số thành viên của đội tuyển Anh là cầu thủ của các câu lạc bộ chuyên nghiệp như Ivan Sharpe của Derby County, Harold Walden của Bradford CityVivian Woodward của Chelsea. Anh dễ dàng chiến thắng các giải đấu đầu tiên khi 2 lần đánh bại Đan Mạch.

Sự trỗi dậy của Uruguay và những diễn biến sau World Cup đầu tiên

Trong trận chung kết năm 1920, đội tuyển Tiệp Khắc rời khỏi sân để phản đối trọng tài John Lewis và bầu không khí căng thẳng từ lực lượng quân sự tại Antwerpen. Tại Thế vận hội 1924 và 1928, UruguayArgentina là các đại diện Nam Mỹ đầu tiên dự giải. Uruguay giành chiến thắng tại cả hai kì Thế vận hội trên.

Sau đề xuất của Henri Delaunay vào năm 1929 nhằm khởi động giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch thế giới, bóng đá lập tức bị đưa ra khỏi Thế vận hội Mùa hè 1932Los Angeles để nhường chỗ cho bóng đá kiểu Mỹ. Bóng đá vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi của Thế vận hội Mùa hè 1936 tại Berlin. Ban tổ chức phía Đức muốn đưa bóng đá trở lại Olympic bởi nó bảo đảm cho doanh thu của giải. Tại vòng tứ kết sau khi Peru chiến thắng Áo ở hiệp phụ, tuy nhiên trận đấu bị gián đoạn ở những phút cuối do cổ động viên chạy vào sân. Áo đề nghị hủy kết quả và tổ chức đá lại; mặc dù FIFA chấp thuận tuy nhiên Peru không đồng ý và rời giải.[2][3]

Cùng với sự chuyên nghiệp hóa trên thế giới, khoảng cách về trình độ giữa World Cup và Olympic dần nới rộng. Các quốc gia thuộc khối Xô Viết Đông Âu, nơi các vận động hàng đầu được nhà nước tài trợ và được coi là nghiệp dư, là các đoàn hưởng lợi từ điều này. Từ năm 1948 tới 1980, 23 trong tổng số 27 huy chương Olympic thuộc về các đội Đông Âu, và chỉ có Thụy Điển (huy chương vàng năm 1948 và huy chương đồng vào năm 1952), Đan Mạch (huy chương bạc vào năm 1960) và Nhật Bản (huy chương đồng vào năm 1968) là các đội phá thế thượng phong của họ.

Thay đổi và phát triển

Tại Thế vận hội Los Angeles 1984, IOC quyết định cho phép cầu thủ chuyên nghiệp tham dự. FIFA vẫn không muốn Olympic cạnh tranh với World Cup, nên một thỏa thuận được đề ra cho phép các đội châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ sử dụng các cầu thủ tốt nhất của họ, còn các đội châu Âu và Nam Mỹ chỉ được đưa các cầu thủ chưa từng dự World Cup tới Olympic.

Kể từ năm 1992 các cầu thủ tham dự không được vượt quá 23 tuổi, còn kể từ 1996 mỗi đội được phép sử dụng ba cầu thủ trên 23 tuổi. Thể thức mới giúp cuộc cạnh tranh giữa các đội trên toàn thế giới trở nên cân bằng hơn khi hai đội tuyển châu Phi là NigeriaCameroon lần lượt giành huy chương vàng vào các năm 1996 và 2000.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bóng_đá_tại_Thế_vận_hội_Mùa_hè http://www.concacaf.com/wp-content/uploads/2015/08... http://www.fifa.com/mensolympic/index.html http://www.fifa.com/womensolympic/index.html http://www.guinnessworldrecords.com/news/2016/8/ne... http://www.larepublica.com.pe/content/view/238377/ http://news.bbc.co.uk/sport1/hi/olympic_games/8072... http://news.bbc.co.uk/sport1/hi/olympics/Lu%C3%A2n http://www.dailymail.co.uk/sport/olympics/article-... http://www.dailymail.co.uk/sport/olympics/article-... http://www.guardian.co.uk/sport/blog/2011/nov/24/f...